Kết quả khả quan không?
Trong nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện rằng xét nghiệm này có thể phát hiện được 10 loại ung thư và mức độ chính xác đến 80-90% với một số loại ung thư.
Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu trước khi các bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm này cho bệnh nhân - các nhà nghiên cứu nói rõ.
Xét nghiệm máu - Ảnh minh họa
Nghiên cứu này rất hứa hẹn, nhận định của Kazuaki Takabe - Trung tâm Ung thư Roswell Park ở Buffalo (New York), người không tham gia vào nghiên cứu này. Tuy nhiên, chuyên gia này nhấn mạnh công trình này chỉ mới mang tính sơ khởi. “Rõ ràng, đây chỉ mới là sự khởi đầu. Chúng ta cần thêm nhiều mẫu thử nữa để xác định tính chính xác thật sự của xét nghiệm này”.
Hơn nữa, nghiên cứu chỉ bao gồm những bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư, vì thế cần thêm nhiều nghiên cứu để làm rõ liệu xét nghiệm này có thể phát hiện ra ung thư ở giai đoạn bệnh sớm nhất của bệnh hay không, trước khi được chẩn đoán ung thư.
Nghiên cứu này được dẫn đầu bởi các chuyên gia Trung tâm Ung thư Taussig, Bệnh viện Cleveland, đã được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hội Ung bướu Lâm sàng Hoa Kỳ, ngày 4-6 qua tại Chicago.
Xét nghiệm máu trong phát hiện ung thư
Xét nghiệm, được xem như sự “nội soi lỏng” để tìm kiếm các mảng DNA được các tế bào ung thư phóng tiết vào máu.
Nghiên cứu này phân tích mẫu máu của 878 người được chẩn đoán ung thư và 749 người không mắc ung thư. Bệnh nhân ung thư được phát hiện ở các giai đoạn khác nhau, từ giai đoạn sớm (giai đoạn 1) cho đến khi tiến triển khá nặng (giai đoạn 3).
Xét nghiệm rõ nét nhất với ung thư tử cung, phát hiện đúng loại ung thư này đến 90% bệnh nhân mắc ung thư này.
Xét nghiệm cũng phát hiện ung thư tụy với phần trăm chính xác là 80%, ung thư gan mật chính xác đến 80%, ung thư hạch bạch huyết chính xác đến 77%, đa u tủy xương chính xác đến 73% và ung thư đại trực tràng chính xác đến 66%.
Và xét nghiệm ít chính xác với phổi, thực quản, ung thư vùng đầu cổ với mức chính xác từ 50-60%.
Cần lưu ý rằng dù nghiên cứu khảo sát hơn 1.600 bệnh nhân nhưng số bệnh nhân mắc ung thư khá nhỏ. Cụ thể là chỉ khoảng 10% bệnh nhân trong nghiên cứu này bị ung thư tử cung - đây chính là hạn chế của nghiên cứu này.
Đức Hòa
(theo Live Science)