1 - Cưỡi xe đạp 20 phút mỗi ngày
Các chuyên gia người Đức đã tiến hành nghiên cứu trên nam giới bị chứng đau tức ngực nhẹ. Người tham gia nghiên cứu thực hiện hai lựa chọn: một là vận động bằng cách đạp xe khoảng 20 phút mỗi ngày; hai là được tiến hành phẫu thuật tạo hình mạch vành (angioplasty).
Đạp xe mỗi ngày giúp ngăn đau tim, đột quỵ - Ảnh minh họa
Một năm sau, các chuyên gia phát hiện rằng số người bị đau tim, đột quỵ hay các bất ổn khác nhiều hơn gấp 3 lần so với nhóm người đạp xe.
Nhiều nghiên cứu cho thấy sô-cô-la đen tốt cho tim mạch của bạn vì loại thực phẩm này chứa các flavonoid giúp cho các động mạch luôn được linh hoạt.
Các thành phần các trong sô-cô-la đen làm động mạch ít bị tắc nghẽn và ngăn chặn các cholesterol xấu LDL bị oxy hóa.
3 - Bổ sung tổ hợp vitamin B
Các chuyên gia Thụy Điển kết luận: Người có bổ sung tổ hợp vitamin B (folic acid, vitamin B6, vitamin B12) sau khi phẫu thuật mở động mạch thì có mức homocysteine thấp hơn. Homocysteine là chất có liên hệ với nguy cơ bệnh tim mạch cao. Bổ sung các vitamin nhóm B giảm được 40% nguy cơ bệnh tim mạch.
Ngoài ra, các vitamin này còn làm cho các động mạch được mở rộng ra.
4 - Đi ngủ sớm
Một nghiên cứu của Đại học Harvard tiến hành trên 70.000 người nữ ngủ ít hơn 7 giờ đồng hồ mỗi đêm và có nguy cơ mắc bệnh tim.
Kết quả cho thấy những người thiếu ngủ có mức hormone stress cao, làm tăng huyết áp và tác động xấu đến đường huyết.
Hãy ngủ nhiều hơn, nhưng không quá 9 giờ đồng hồ mỗi đêm vì ngủ quá nhiều cũng gây ra nhiều bất lợi khác cho cơ thể.
5 - Ăn bữa sáng giàu chất xơ ít nhất 4 lần trong tuần
Nếu muốn tránh bệnh tim mạch, bạn hãy chú ý đến chất xơ trong chế độ ăn. Người có chế độ ăn giàu chất xơ giảm được đáng kể nguy cơ phát triển bệnh mạch vành, đột quỵ, cao huyết áp.
Tăng hàm lượng chất xơ có thể giúp giảm huyết áp cao và mức cholesterol cao.
6 - Uống trà mỗi ngày
Trà xanh hay trà đen đều có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Nghiên cứu gần đây của Hà Lan cho thấy 2,4% trong số 5.000 người Rotterdam khỏe mạnh uống từ 2 tách trà trở lên mỗi ngày bị đau tim trong thời gian 6 năm, trong khi phần trăm bị đau tim là 4,1% ở người không uống trà.
Và uống khoảng 3 tách trà thì giảm được 11% nguy cơ đau tim.
7 - Đưa đậu hạt và cây họ đậu vào chế độ ăn
Nghiên cứu của Đại học Tulane cho thấy người có bổ sung hai nhóm thực phẩm này vào chế độ ăn giảm được 22% nguy cơ mắc bệnh tim so với người ít bổ sung đậu và đậu hạt vào bữa ăn.
8 - Ăn một quả cam mỗi ngày
Một ly cam ép mỗi ngày giúp cung cấp vitamin C cho cơ thể. Các nghiên cứu khẳng định chế độ ăn giàu vitamin C có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là ở người nghiện thuốc lá.
Nếu ngán cam, bạn có thể thay thế cam bằng dâu tây, bông cải xanh, ớt chuông đỏ để bổ sung vitamin C cho cơ thể.
9 - Không uống soda
Các viêm nhiễm mãn tính có liên quan đến bệnh tim, đặc biệt bị ảnh hưởng bởi thực phẩm đưa vào cơ thể.
Các nhà nghiên cứu Đại học Bang New York phát hiện rằng các loại nước có chứa chất tạo ngọt làm bùng nổ phản ứng viêm nhiễm ở người tham gia nghiên cứu nhưng khi uống cùng một mức calori từ nước cam thì không xảy ra hiện tượng này.
Hãy chọn các loại nước trái cây hoàn toàn không chứa đường hay chất tạo ngọt nhân tạo, chất tạo mùi hương.
Các nghiên cứu khác cho thấy nước cam làm tăng 45% folate, có lợi cho tim mạch và giảm 11% mức homocysteine gây hại cho tim.
10 - Cho thêm gừng và nghệ vào nấu nướng
Gừng và nghệ đều có chứa các thành phần kháng viêm nhiễm, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch một cách hiệu quả.
Huệ Trần
(theo Reader’s Digest)