Có đến khoảng 70% người nữ mắc ung thư vú có thể không cần dùng đến phương pháp hóa trị, theo một nghiên cứu gần đây.
Tránh liệu pháp hóa trị có thể là sự nhẹ nhõm cho nhiều phụ nữ mắc ung thư vú vì trị liệu này gây ra một số tác dụng phụ như: nôn ói, rụng tóc và thiếu máu.
Có đến khoảng 70% người nữ mắc ung thư vú có thể không cần dùng đến phương pháp hóa trị
Hơn 10.000 phụ nữ tham gia
Nghiên cứu phát hành hồi đầu tháng 6 trên tạp chí Y học New England khảo sát hơn 10.000 phụ nữ mắc cùng loại ung thư vú: bệnh ở giai đoạn đầu, ung thư vú thụ thể kích thích tố dương tính (hormone receptor-positive), ung thư vú 2 âm (HER2-negative breast cancer). Đây là loại ung thư vú phổ biến nhất, theo các nhà nghiên cứu.
Các khối u vú được đưa vào một thử nghiệm phân tử, quan sát các gene và sau đó được tính điểm từ 0-100, từ đó các nhà nghiên cứu dự đoán được nguy cơ ung thư vú sẽ quay trở lại sau phẫu thuật.
Các chuyên gia đặc biệt quan tâm đến nhóm có điểm số từ 10-25, điểm số này rơi vào nhóm có nguy cơ ung thư quay trở lại sau phẫu thuật ở mức trung bình. Người nữ có nguy cơ thấp có điểm số dưới 10, không cần đến hóa trị sau phẫu thuật, mà có thể áp dụng liệu pháp hormone. Tương tự, người nữ có nguy cơ cao, trên 25 điểm nên tiếp nhận hóa trị thay bên cạnh liệu pháp hormone.
Liệu pháp hormone là trị liệu đóng khóa hoặc làm giảm số lượng hormone nhất định trong cơ thể giúp cho sự phát triển của ung thư.
Các bác sĩ cũng không chắc chắn liệu các phụ nữ ở nhóm nguy cơ trung bình có thể có lợi ích từ hóa trị hay không hay chỉ có các tác dụng phụ khi sử dụng trị liệu này.
Tác dụng của hóa trị sau phẫu thuật
10.000 người tham gia nghiên cứu có tên TAILORx, có khoảng 6.700 người thuộc nhóm có nguy cơ tái phát ung thư trở lại sau phẫu thuật. Những người này ngẫu nhiên được chia thành hai nhóm: một nhóm tiếp nhận hóa trị sau phẫu thuật và nhóm còn lại tiếp nhận cả hóa trị và liệu pháp hormone.
5 năm sau, các nhà nghiên cứu kiểm tra tình trạng sức khỏe của hai nhóm này. Kết quả cho thấy hầu như không có sự khác biệt nào giữa tỉ lệ tái phát ung thư giữa hai nhóm này.
5 năm tiếp theo, 92,8% người nữ chỉ tiếp nhận liệu pháp hormone, 93,1% người tiếp nhận liệu pháp và hormone và hóa trị không có ung thư.
Vào cả hai thời điểm này, sự khác biệt rất nhỏ và được xem là không có ý nghĩa thống kê - các chuyên gia nhấn mạnh.
Cho đến nay, chúng ta có thể khuyến nghị trị liệu cho phụ nữ mắc ung thư có nguy cơ tái phát cao và thấp, nhưng những người ở mức nguy cơ trung bình vẫn chưa chắc chắn nên sử dụng chiến lược điều trị nào, chia sẻ của tác giả nghiên cứu Jeffrey Abrams, phó giám đốc Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ về Chương trình Đánh giá Liệu pháp điều trị Ung thư.
Những phát hiện này không cho thấy lợi ích của việc áp dụng hóa trị kết hợp với liệu pháp hormone ở hầu hết các bệnh nhân ung thư vú thuộc nhóm nguy cơ trung bình và các chuyên gia ung bướu cùng với bệnh nhân cần thảo luận để đưa ra quyết định chọn giải pháp điều trị.
Nghiên cứu nhấn mạnh, người nữ tiền mãn kinh và/hoặc dưới 50 tuổi rơi vào nhóm nguy cơ trung bình (16-25 điểm) có thể có chút lợi ích từ hóa trị. Các bệnh nhân này nên thảo luận liệu pháp hóa trị với các bác sĩ.
Các chuyên gia cho biết họ tìm kiếm trị liệu cho ung thư theo phương pháp “cá nhân hóa” - tức trong nhiều trường hợp, các bác sĩ có thể “may đo” những liệu pháp phù hợp cho bệnh nhân và khối u của từng bệnh nhân.
Theo các nhà nghiên cứu thuộc chương trình TAILORx, 260.000 người nữ được chẩn đoán mắc ung thư vú mỗi năm trên toàn thế giới rơi vào nhóm có nguy cơ trung bình, sẽ không được lợi ích từ hóa trị.
Trong khi đó, tỉ lệ sống sót đã tăng lên gấp đôi trong vòng 40 năm qua. Và các chuyên gia ung bướu hy vọng rằng cách điều trị cá nhân hóa dựa trên đặc điểm gene sẽ mang đến những cải thiện tốt đẹp hơn.
Trần Trọng Hiếu
(theo Live Science)