Dưới đây là một số bất ổn sức khỏe có thể làm cho hơi thở của chúng ta có mùi khó chịu:
1 - Cơ thể bị thiếu nước
Không thủy phân tốt chính là nguyên nhân đầu tiên gây ra hơi thở nặng mùi, điển hình hơn cả việc vệ sinh răng miệng kém - theo Bệnh viện Mayo. Không uống đầy đủ nước có nghĩa là thức ăn (và các vi khuẩn sống trên đó) ở lại trong miệng chúng ta lâu hơn, sinh sôi và làm hơi thởi có mùi hôi.
Cách khắc phục đơn giản là hãy uống nước, ngoài ra có thể nhai kẹo gum không đường hoặc ngậm kẹo không đường để kích thích nước bọt, cải thiện tình trạng hôi miệng.
Hơi thở nặng mùi có thể dấu hiệu của khối u dạ dày
2 - Đang mắc bệnh gì đó nghiêm trọng
Theo các nhà nghiên cứu Đại học Colorado (Boulder), không phải tình trạng hơi thở có mùi hôi được tạo ra từ một cách giống nhau.
Sự có mặt của các dòng khí trong miệng có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh nghiêm trọng và gây ra hơi thở có mùi hôi. Ví dụ, có quá nhiều methylamine có thể là dấu hiệu của bệnh về gan và thận, ammonia là dấu hiệu của suy thận, mức acetone biến động có thể là biểu hiện tiểu đường và mức nitric oxide có thể căn cứ để chẩn đoán suyễn - theo các nhà khoa học.
Gần đây các nhà nghiên cứu còn lưu ý nhiều khí tạo mùi hôi có thể là biểu hiện của ung thư vùng cổ họng. Do vậy, bạn nên đi khám bệnh nếu có hơi thở nặng mùi kéo dài.
3 - Vận động ngoài trời quá nhiều
Các vận động viên thường có nhiều bất ổn về hơi thở hơn người bình thường, theo báo cáo của Hội Hô hấp châu Âu. Với người vận động bên ngoài nhiều, có khoảng 1/10 người mắc các bất ổn đường thở như: suyễn, thở khò khè, khô miệng... và các vận động viên xe đạp là đối tượng hay mắc các bất ổn này nhất, gần 50%.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính là do nguồn không khí ngoài trời, một trong những nguyên nhân làm cho hơi thở có mùi. Dù không khí trong lành bên ngoài tốt cho sức khỏe nhưng quá nhiều khí lạnh vào mùa đông sẽ làm bạn bị khô miệng, còn vào những mùa ấm áp hơn thì không khí có thể bị ô nhiễm.
Hơi thở có mùi hôi có thể do dị ứng, chảy mũi, khô miệng kinh niên. Do đó, bạn nên giới hạn thời gian thể dục ngoài trời nhất là trong mùa lạnh vì có thể gây ra dị ứng và nên tránh thể dục, vận động ở khu vực không khí bị ô nhiễm.
4 - Nguy cơ bệnh tim mạch
Các bệnh về nướu răng và bệnh tim có liên quan chặt chẽ với nhau. Viêm nướu răng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của các bất ổn tim mạch, theo Hội Nghiên cứu Nha khoa Hoa Kỳ và Quốc tế. Và một trong các biểu hiện của viêm nướu răng là hơi thở có mùi hôi.
Do đó, không chỉ điều trị viêm nướu thuần túy trong trường hợp này mà còn phải lưu ý đến sức khỏe tim mạch.
5 - Do viêm amidan
Một trong những bất ổn của các bệnh cổ họng là hơi thở nặng mùi kéo dài. Vi khuẩn làm cho hơi thở có mùi hôi cũng là vi khuẩn gây viêm amidan, làm tái phát các cơn đau họng.
Phẫu thuật cắt bỏ vùng amidan bị viêm là cách trị hôi miệng và viêm amidan, theo Viện Hàn lâm Hoa Kỳ về Phẫu thuật Tai mũi họng, Đầu và Cổ.
6 - Nguy cơ sinh non
Thai phụ cần quan tâm đặc biệt đến tình trạng hơi thở nặng mùi, theo Viện Hàn lâm Hoa Kỳ về Nha chu học. Người nữ bị viêm nướu răng, bị hôi miệng có khả năng sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân.
Đây chính là lý do nên lưu ý hàng đầu với sức khỏe răng miệng, kiểm tra sức khỏe răng miệng khi cần - các chuyên gia nhấn mạnh.
7 - Khối u dạ dày
Nói đến khối u, bạn có thể sẽ liên tưởng ngay đến chứng đau dạ dày nặng, các vấn đề về ăn uống, ợ nóng. Nhưng có lẽ bạn đã bỏ qua một biểu hiện khá phổ biến, đó là hơi thở có mùi hôi.
8 - Thừa cân, béo phì
Béo phì cũng gây ra tình trạng hơi thở nặng mùi, theo nghiên cứu của Đại học Tel Aviv. Các chuyên gia phát hiện rằng càng bị thừa cân, hơi thở càng có mùi khó chịu.
Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu lý do của hiện tượng này và giả định bất ổn này có liên quan đến rối loạn chức năng sinh học.
Đức Hòa
(theo Reader’s Digest)