1 - Khoai tây nướng
Khoai tây nướng là món ăn ngon miệng. Khoai tây có chứa hai dưỡng chất quan trọng là magnesium và potassium, những thành phần quan trọng của chế độ ăn DASH - chế độ ăn ngăn ngừa huyết áp cao.
Khoai tây nướng thơm ngon, lạ miệng và giúp huyết áp giảm xuống
Chế độ ăn giàu potassium giúp cơ thể đẩy muối ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả hơn giúp huyết áp giảm xuống và magnesium giúp thúc đẩy lưu thông máu khỏe mạnh.
2 - Sữa gầy
Sữa gầy (sữa đã tách kem hay sữa ít béo) tốt cho huyết áp. Một ly sữa gầy cung cấp calcium và vitamin D giúp hạ mức huyết áp xuống 3-10%, có thể giúp giảm 15% nguy cơ tim mạch.
Nhiều nghiên cứu cho thấy người có mức calcium thấp có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn.
3 - Trứng
Nhiều người cho rằng trứng không tốt cho tim mạch, tuy nhiên các nghiên cứu trước đây đều cho thấy lòng đỏ trứng không làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Nghiên cứu cho thấy protein trong trứng có khả năng giúp giảm huyết áp cao tương đương với công dụng của liều thấp thuốc giảm áp Captopril. Trứng là nguồn giàu protein, vitamin D và các dưỡng chất tốt cho sức khỏe khác.
4 - Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa nhiều dưỡng chất giúp giảm huyết áp cao như: magnesium, calcium và potassium. Các tiền nghiên cứu đều khẳng định bông cải xanh giúp giảm huyết áp cao, bệnh tim mạch và đột quỵ.
Các chồi con trên bông cải xanh có thể giúp giảm sự phá hủy các động mạch, bảo vệ mạch máu, hạ thấp nguy cơ tim mạch.
5 - Nước ép củ cải đường
Người bị huyết áp cao uống nước ép của cải đường có thể giảm 10 mm Hg mức huyết áp, theo kết quả đăng trên tạp chí Cao huyết áp của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2013.
Nitrate chuyển hóa thành nitric oxide - một loại khí giúp mở rộng các mạch máu và hỗ trợ lưu thông máu. Một ly nước ép củ cải đường mỗi ngày giúp huyết áp giảm xuống, duy trì ở mức khỏe mạnh hơn.
6 - Dầu vừng
Dùng dầu vừng (dầu mè) trong nấu ăn và chế biến món ăn có thể giảm được huyết áp tương tự như dùng thuốc, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.
Các chuyên gia tin rằng các axit béo và các chất chống oxy hóa trong dầu vừng như sesamin, sesamol, sesamolin và oryzanol có tác dụng giảm huyết áp cao.
7 - Chuối
Chuối là loại quả có hàm lượng potassium rất cao. Một quả chuối chứa khoảng 420 mg hay 11% trong tổng 4.700 mg mức potassium được khuyến nghị mỗi ngày bởi Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AIA).
8 - Sô-cô-la đen
Sô-cô-la đen vừa ngon vừa chứa nhiều các chất chống oxy hóa được gọi là flavanol, làm cho các mạch máu dẻo dai hơn. Nên ăn loại sô-cô-la đen không đường, có chứa ít nhất 70% cocoa để tốt cho huyết áp và tim mạch.
9 - Hạt lanh
Hạt lanh được cho là có tác dụng giảm huyết áp cao. Theo một báo cao trên tờ Cao huyết áp năm 2013, người tham gia nghiên cứu bị cao huyết áp và bệnh động mạch ngoại biên khi ăn khoảng 30 g hạt lanh mỗi ngày liên tục trong 6 tháng, huyết áp tâm thu và tâm thất đều hạ xuống, mức giảm trung bình tương ứng là 15 mm Hg và 7 mm Hg.
10 - Đậu trắng
Để hạ giảm huyết áp hiệu quả không chỉ giảm hấp thu muối mà còn cần ăn thêm các thực phẩm có hàm lượng cao 3 khoáng vi lượng sau: calcium, magnesium và potassium. Và đậu trắng chính là thực phẩm chứa 3 loại khoáng chất quan trọng này.
Một cốc đậu trắng cung cấp 13% calcium, 30% magnesium và 24% potassium nhu cầu potassium mỗi ngày.
11 - Quả lựu
Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy, khi uống khoảng 33 ml nước ép lựu hàng ngày liên tục trong 4 tuần thì có thể giúp giảm cả hai chỉ số huyết áp.
12 - Yến mạch
Hấp thu đủ chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt là thiết yếu để có thể duy trì mức huyết áp khỏe mạnh. Yến mạch đều có chứa chất xơ có lợi cho sức khỏe, giúp ổn định thể trọng, phòng chống béo phì - yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp.
Tuy nhiên, cũng cần chắc chắn rằng bạn đang tránh hấp thu các thực phẩm làm tăng huyết áp.
Đức Hòa
(theo Reader’s Digest)